200 CV, 5 Interviews , 1 Offer - Từ lạc lối đến "land" job thành công ở UK
- Ngọc Phạm
- Mar 20
- 10 min read
Updated: Apr 6
Mình là Trí và đã bắt đầu du học tại UK từ năm 2023 và chính thức hoàn thành chương trình học vào cuối năm 2024.

Trước khi du học, mình đã tốt nghiệp thủ khoa và đi làm một thời gian. Công việc ban đầu khá ổn, nhưng mình nhận ra nếu muốn bứt phá trong sự nghiệp, mình cần một môi trường thử thách hơn, với cơ hội phát triển rõ ràng hơn. Mình mong muốn làm việc ở một công ty nước ngoài, hoặc đảm nhận những vai trò đòi hỏi kỹ năng leadership như people management.
Ngoài ra, mình cũng để ý thấy rằng hầu hết các anh Manager mình gặp đều có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ. Không biết có phải suy nghĩ chủ quan hay không, nhưng lúc đó mình tin rằng có một tấm bằng cao hơn sẽ giúp ích cho con đường sự nghiệp. Có thể bây giờ quan điểm về bằng cấp đã thay đổi, nhưng vào thời điểm đó, đó là niềm tin và lý do mình quyết định đi du học.
Trong suốt thời gian học, mình chủ yếu tập trung vào việc học mà không quan tâm nhiều đến chuyện tìm việc. Đến khi tốt nghiệp và bắt đầu thử tìm việc, mình mới nhận ra rằng quá trình này không hề đơn giản như mình nghĩ.
Những cú sốc đầu tiên khi tìm việc
Mình nhớ nhất là lần apply vào Amazon và vượt qua đến vòng online assessment. Trước giờ, mình luôn tự tin vào kỹ năng coding của mình, nghĩ rằng bài kiểm tra chắc cũng không có gì quá khó. Đến lúc làm bài, mình không thể hiện tốt như mong đợi.
Lúc đó, mình bị sốc thật sự. Trước đây cứ nghĩ mình giỏi, nhưng hóa ra lại không như mình tưởng. Cảm giác như mình đang tự đánh giá bản thân quá cao vậy. Rồi mình lại lên mạng, thấy nhiều bạn chia sẻ rằng họ vượt qua vòng này khá dễ dàng. Còn mình thì thất bại. Lúc ấy, mình cũng mất tinh thần, chỉ muốn vứt hết mọi thứ để đi chơi game, làm vài thứ linh tinh cho quên đi.
Sau một tuần, mình lấy lại tinh thần và tiếp tục nộp hồ sơ mà chẳng có công ty nào phản hồi. Lúc đó, mình bắt đầu suy nghĩ rất nhiều. Không hiểu mình làm sai ở đâu, tại sao lại không ai liên hệ? Nhưng nghĩ mãi cũng chẳng tìm ra câu trả lời.
Cuối cùng, mình nhận ra rằng nếu họ không thích thì họ không trả lời thôi, hoặc đơn giản là họ reject mà chẳng cần lý do cụ thể. Nghĩ vậy nên mình cũng tự nhủ: Kệ họ đi! Và tiếp tục tiến lên.
Rào cản về ngôn ngữ & văn hóa
Khi sang đây, mình gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc và suy nghĩ của mình một cách trôi chảy bằng tiếng Anh. Điều này khiến mình khó thể hiện hết tiềm năng trước nhà tuyển dụng, đặc biệt là trong giao tiếp bằng lời nói.
Ở Việt Nam, khiêm tốn là điều bình thường, nhưng ở UK, nếu khiêm tốn quá, họ sẽ nghĩ mình không đủ năng lực. Buổi phỏng vấn đầu tiên là một trải nghiệm khá sốc. Công ty chỉ hỏi những câu rất cơ bản, như "Tell me about yourself". Nhưng lúc đó, mình quá căng thẳng, ậm ừ mãi mới trả lời được. Nhìn mặt nhà tuyển dụng cũng đơ luôn. Cảm giác mất bình tĩnh từ câu đầu tiên khiến mình không nghe rõ những gì họ nói tiếp theo. Ban đầu, họ hẹn phỏng vấn trong 30 phút, nhưng chỉ sau 10 phút đã kết thúc. Lúc đó, mình biết chắc là mình trượt rồi.
Sau đó, mình có một buổi phỏng vấn khác với một công ty ở Singapore. Vòng đầu tiên cũng hỏi những câu giống như buổi phỏng vấn trước. Nhưng lần này, mình đã chuẩn bị kỹ hơn nên trả lời khá ổn và vượt qua vòng đầu.
Tuy nhiên, đến vòng technical, mình lại fail. Do quá tập trung vào tìm việc, cộng với việc học hơn một năm rưỡi nên kiến thức chuyên môn của mình phần nào đó chưa được cập nhật. Nhà tuyển dụng hỏi nhiều câu chuyên sâu mà mình bị quên mất. Đây là một bài học lớn với mình.
Đến lần phỏng vấn thứ ba – chính là công việc hiện tại – mình đã rút kinh nghiệm từ hai lần trước. Lúc đó, mình đang tham gia khóa học Talent Up. Mình vừa học xong buổi interview insights, liền áp dụng ngay vào thực tế, chuẩn bị kỹ các câu trả lời. Đến vòng technical, mình dành hẳn một tuần để ôn lại kiến thức. Kết quả là khi nhà tuyển dụng hỏi, mình có thể trả lời trôi chảy.
Cơ duyên biết đến Talent Up
Mình cũng tích cực tìm kiếm lời khuyên trên Facebook, tham gia các page và group về hành trình du học. Nhờ đó, mình biết đến group Việt Job Seeker và thực sự rất ấn tượng với nội dung tại đây.
Các bài chia sẻ trong group vô cùng chi tiết và tâm huyết, giúp mình có được nhiều góc nhìn mới để phát triển bản thân. Tình cờ, mình cũng lướt thấy bài tuyển sinh cho khóa học Job Hunt Essentials khóa 1 nhưng không hiểu vì lý do gì lại lướt qua mà quên mất không đăng ký. Để rồi sau đó phải chờ khá lâu mới có cơ hội tham gia khóa 2.

Hành trình land được công việc đầu tiên ở UK
Hành trình ứng tuyển của mình vào công ty hiện tại song song với lớp học của Talent Up. Trước mỗi một vòng CV hay interview, mình đều được học lần lượt các kiến thức tương tự. Vì thế, mình có cơ hội áp dụng ngay bài học vào thực tế. Có lẽ là hợp vía nên mỗi vòng đều diễn ra rất trôi chảy, mình cứ tiếp tục theo quy trình, từng bước tiến gần hơn đến công việc này.
Mình vẫn nhớ ở vòng phỏng vấn đầu tiên, mình đã phải đối diện với CEO. Buổi phỏng vấn xoay quanh phần giới thiệu bản thân, kinh nghiệm làm việc và một số câu hỏi tình huống. May mắn là trước đó, mình vừa hoàn thành bài tập về Personal Elevator Pitch, nên đã chuẩn bị sẵn một bài giới thiệu bản thân chỉn chu với các unique selling points. Khi trả lời, mình thấy CEO gật gù, có vẻ khá hài lòng. Điều đó giúp mình tự tin hơn rất nhiều.
Sau đó, họ bắt đầu đặt thêm câu hỏi tình huống. Lúc này thì không có script nào để dựa vào, mình chỉ còn cách tự tin ứng biến. Có một câu hỏi khiến mình nhớ mãi, vì lúc đó mình hơi "khớp": “Bạn thích đồng nghiệp của mình là người như thế nào?”
Mình có vài ý tưởng trong đầu, nhưng chỉ bằng tiếng Việt. Khi muốn diễn đạt bằng tiếng Anh, mình lại ngập ngừng mãi. Cuối cùng, mình trả lời:
"Tôi thích đồng nghiệp có trách nhiệm, cam kết với deadline. Vì khi làm việc nhóm, công việc của người này ảnh hưởng đến người kia. Nếu ai đó trễ deadline, tiến độ cả dự án sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí gây thiệt hại."
Nhưng ngay sau khi nói xong, mình cảm thấy câu trả lời hơi ngắn và có phần khô khan. Lúc đó, mình nhớ lại lời khuyên của chị Phương trong lớp rằng khi trả lời phỏng vấn, có thể trả lời những câu hơi ngây ngô một chút, miễn là chân thật. Vậy là mình quyết định mở rộng câu trả lời theo hướng gần gũi hơn: "Ngoài ra, tôi cũng thích đồng nghiệp có chung sở thích với mình. Tôi thích chơi game, thích nghe nhạc, đặc biệt là nhạc rap."
Câu này rất đơn giản, dễ nói, và mình cảm thấy thoải mái khi chia sẻ. Có khi chính câu trả lời này lại gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, vì nó rất human – không phải kiểu trả lời máy móc hay học thuộc.
Thậm chí, có thể CEO cũng là người thích chơi game, nên bọn mình tìm thấy điểm chung. Không khí buổi phỏng vấn trở nên thoải mái hơn, và nhờ vậy, mình có thêm tự tin để tiếp tục trao đổi.
Bài học ấn tượng trong khóa
Talent Up giúp mình thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận việc làm. Những bài học quan trọng nhất:
Hiểu rõ thị trường
Một trong những bài học ấn tượng nhất với mình là cách tìm hiểu thị trường việc làm tại UK. Trước đó, mình chưa từng thực hiện bước này, khiến quá trình apply CV kém hiệu quả. Tuy nhiên, khi biết cách phân loại công việc theo nhóm có nhiều điểm chung, mình tối ưu được thời gian điều chỉnh CV và tái sử dụng một số phần trong Cover Letter. Nhờ vậy, quá trình ứng tuyển trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Cải thiện CV
Bài học về CV cũng mang lại sự thay đổi rõ rệt. Dù đã sửa CV rất nhiều lần và tham khảo nhiều nguồn, nhưng khi nộp cho mentor review, mình vẫn phát hiện ra những thiếu sót quan trọng. Sau khi cải thiện, mình tiếp tục nộp đơn và nhận được khoảng ba cuộc gọi từ HR – một tín hiệu rất tích cực.
Tự tin trả lời phỏng vấn
Buổi học về phỏng vấn cũng đem lại kết quả tức thì. Ngay sau khi học xong, mình có một buổi phỏng vấn thực tế. Lần đầu tiên, nhà tuyển dụng chỉ hỏi vài câu về bản thân và tập trung vào nội dung trong CV. Nhưng khi đến vòng phỏng vấn với CEO công ty hiện tại, ngay từ phần giới thiệu, anh ấy đã tỏ ra hứng thú. Những câu hỏi tiếp theo gần như trùng khớp với những gì mình đã học trong buổi Interview, giúp mình trả lời mạch lạc và tự tin hơn.
Buổi học thứ tư về networking cũng rất hữu ích. Nó giúp mình hiểu rằng dù đã có công việc, việc duy trì mối quan hệ vẫn rất quan trọng để tìm kiếm cơ hội tốt hơn trong tương lai. Đây sẽ là nền tảng dài hạn mà mình áp dụng trong sự nghiệp.

Biết cách deal lương
Ngoài ra, buổi học về AI cũng mang lại nhiều điều thú vị. Mặc dù đã biết khá nhiều về AI trước đó, nhưng phần hướng dẫn deal lương thực sự hữu ích. Ngay sau buổi học, mình có một buổi phỏng vấn cuối cùng và đã áp dụng ngay những mẫu câu thương lượng lương. Nếu không có ví dụ cụ thể từ bài giảng, chắc mình đã lúng túng trong tình huống này.
Khóa học giống như những bài tập về nhà, nhưng ở một cấp độ thực tế và thực chiến hơn. Mình nhớ từng buổi học của Talent Up và áp dụng ngay vào quá trình tìm việc. Một ví dụ điển hình là phần self-introduction script – bài tập được mentor review kỹ lưỡng. Mình không chỉ viết mà còn phải ghi âm lại nhiều lần. Ban đầu, nếu nói vấp hoặc ngập ngừng, mình sẽ ghi lại từ đầu. Nhưng dần dần, mình nói trôi chảy hơn và nội dung in sâu vào trí nhớ.
Khi bước vào buổi phỏng vấn, mình nhìn thẳng vào CEO, tự tin trả lời nhờ đã luyện tập kỹ càng. Điều này giúp mình tạo ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng.
Thực tế, nhờ việc ghi âm đi ghi âm lại nhiều lần, phần giới thiệu gần như trở thành phản xạ. Khi cần, mình có thể nói lưu loát mà không bị căng thẳng. Mình rất biết ơn Talent Up vì đã giúp mình chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn này.
Những thay đổi sau khi kết khóa
Điều thay đổi đầu tiên và rõ rệt nhất chính là sự khác biệt giữa bản CV ban đầu và CV sau khi đã tìm được việc. Đây có lẽ là bước ngoặt lớn nhất trong hành trình xin việc của mình.
Thứ hai là về tư duy apply job. Ban đầu mình nghĩ là ra trường xong apply kiểu đến đâu thì apply đến đó. Nhưng bây giờ thì mình đã hiểu đúng hơn: apply job rất khó, đầy thử thách, và cần cả một chút may mắn nữa.
Một điểm nữa là mình cũng rút kinh nghiệm từ Talent Up. Trước mình apply job, chuẩn bị CV rất xịn, apply những vị trí senior nhưng không được. Sau đó, mình apply tạm entry-level vì nghĩ rằng chắc chắn sẽ được nhận. Nhưng hóa ra là không được vì mình overqualified so với job.
Lúc đó mình mới biết, ngày trước mình nghĩ rằng tại sao mình có kinh nghiệm như thế này, có kỹ năng như thế này mà vẫn bị reject? Hay là do ở UK trình độ và kinh nghiệm của mình vẫn đang chưa đủ tiêu chuẩn để được nhận vào vị trí? Sau này, khi tham gia buổi CV workshop của TalentUp, mình mới nhận ra vấn đề. Hóa ra là do mình bị overqualified và phải thay đổi tư tưởng.
Bên cạnh những thay đổi về CV, và cover letter, còn có sự thay đổi trong nhận thức của mình nữa. Mình hiểu rõ bản thân hơn trong quá trình tìm việc.
Kế hoạch sắp tới
Mình đang trong quá trình thích ứng với công việc. Môi trường làm việc ở UK hoàn toàn khác với Việt Nam. Đây là lần đầu tiên mình làm việc ở công ty nước ngoài và lại còn remote full-time. Mọi người giao tiếp rất nhiều, CEO hoặc CTO cứ 30 phút lại nhắn tin catch-up. Có thể là do làm remote nên họ cần đảm bảo rằng mình đang làm việc.
Ngoài ra, mình thấy rằng ở đây mọi thứ được document rất chi tiết. Ngay khi vào công ty, mình đã có rất nhiều tài liệu để đọc, nhưng may mắn là chúng được viết khá hay, dễ hiểu và giúp mình nắm bắt nhanh quy trình phát triển sản phẩm.
Đặc biệt, môi trường làm việc cũng tích cực hơn. Trước đây, khi làm ở Việt Nam, mình cảm thấy hơi boring vì chỉ ngồi gõ máy từ 9h sáng đến 6h chiều, không có nhiều sự trao đổi thú vị. Ở đây, đồng nghiệp rất nice và sẵn sàng giúp đỡ.
Lời khuyên dành cho những người mất phương hướng
Hành trình tìm việc ở UK là một chặng đường đầy những thăng trầm. Sẽ có những lúc bạn cảm thấy tuyệt vọng, hoài nghi chính mình. Nhưng hãy nhớ rằng, bị từ chối không có nghĩa là bạn không đủ giỏi—chỉ là bạn chưa gặp đúng công ty phù hợp mà thôi.
Đôi khi, chúng ta tự trách bản thân quá mức, để những suy nghĩ tiêu cực lấn át. Nhưng hãy kiên trì, vì thành quả sẽ đến với những ai không bỏ cuộc.
Hành trình tìm việc UK là hành trình dài. Để
Comments